Ngày 11/8, IOM X, một chiến dịch của Tổ chức Di dân quốc tế, đã nhận được những tin nhắn Facebook từ một người đàn ông 26 tuổi quốc tịch Campuchia. Anh này đang ngồi trong một quán cà phê Internet tại quần đảo Marshall nơi con tàu đánh cá của anh vừa neo đậu.
Người đàn ông này là nạn nhân của những kẻ buôn người và đã nhận ra rằng công ty tuyển dụng Campuchia sẽ không để anh ra đi mà không trả khoản tiền chuộc 4.000 USD. Vì vậy anh đã xin sự trợ giúp của IOM X. IOM X đã nhanh chóng kết nối anh đến với các tổ chức chống buôn người tại quần đảo Marshall. Sau đó anh đã được giải cứu và trở về Campuchia.
Thoạt nghe thì đây là một câu chuyện khá đơn giản nhưng IOM X cho biết cách đây vài năm mọi chuyện khó khăn hơn nhiều. Mia Barett, nhân viên truyền thông và quan hệ công chúng của IOM X chia sẻ: “Bởi anh ấy đã gửi tin nhắn cho chúng tôi qua Facebook nên chúng tôi đã ngay lập tức kết nối anh với những đầu mối liên lạc ở quần đảo Marshall và Campuchia. Nếu anh ấy gọi điện cho chúng tôi thì chuyện đã phức tạp hơn nhiều”.
Internet và mạng xã hội đang góp phần không nhỏ trong quá trình đấu tranh với nạn buôn người. Một trong những sự khác biệt hiển nhiên đó là tốc độ. Cách đây vài năm, nếu một người đàn ông tại Campuchia gọi điện thoại đường dài đến IOM X ở Bangkok để xin hỗ trợ thì chắc chắn anh sẽ phải tìm số của văn phòng này ở quần đảo Marshall và điều này thì gần như là không thể. Thế nhưng, với Facebook, anh chỉ cần vài thao tác là có thể lập tức kết nối liên lạc.
" alt=""/>Facebook trở thành công cụ ngăn chặn nạn buôn người tại châu ÁTham gia buổi tọa đàm này có với sự tham gia của Bộ TT&TT, Bộ KHCN, Hiệp hội An toàn thông tin, Hiệp hội Interrnet, Hội tin học, các ngân hàng, Tổng công ty Điện lực Việt Nam, VNPT, Viettel, FPT, CMC, Bkav…. Sự kiện được tổ chức tại Khách sạn Grand Plaza, Hà Nội vào lúc 14h hôm nay.
Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam (ICT Press Club), trực thuộc Hội Nhà báo Việt Nam, là nơi quy tụ những nhà báo hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực CNTT-TT của gần 50 cơ quan báo chí trong cả nước. Với gần 15 năm hoạt động, chúng tôi đã tổ chức nhiều chương trình tọa đàm, hội thảo lớn, gây được tiếng vang trong cộng đồng, là kênh thông tin để các cơ quan quản lý Nhà nước tham khảo khi hoạch định chính sách.
Ông Nguyễn Việt Phú, Chủ tịch ICT Press Club cho biết, mất an toàn thông tin đang là mối nguy, đe dọa tới các tổ chức, cá nhân, cộng đồng và nền kinh tế. Các vụ tấn công mạng liên tiếp xảy ra gần đây đối với hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và nhiều ngân hàng đã báo động nghiêm trọng về vấn đề này. Tọa đàm “An toàn thông tin và mối đe dọa tới nền kinh tế” với sự góp mặt của cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, các chuyên gia bảo mật và các nhà báo trong Câu lạc bộ Nhà báo CNTT Việt Nam để cùng phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra những giải pháp, khuyến nghị để đảm bảo phòng chống những rủi ro trong việc mất an toàn an ninh ảnh hưởng đến nền kinh tế của Việt Nam.
Tại diễn đàn ICT Summit 2016 diễn ra ngày 24/9, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn nhấn mạnh công nghệ càng phát triển, càng tiện dụng, hiện đại, tinh vi bao nhiêu thì tác động, quy mô ảnh hưởng, hậu quả và thiệt hại khi xẩy ra sự cố lại càng phức tạp hơn bấy nhiêu. Chính sự kết nối mà điển hình là xu hướng IoT cũng mang lại những thách thức vô cùng lớn khi quy mô của hoạt động này đã bao trùm lên tất cả các lĩnh vực hoạt động của cuộc sống và lớn hơn rất nhiều so với những ứng dụng CNTT-TT trước đây.
" alt=""/>Chiều nay, ICT Press Club tọa đàm “An toàn thông tin và mối đe doạ tới nền kinh tế”